Thực phẩm hữu cơ đang ngày càng trở nên phổ biến với người tiêu dùng Việt Nam. Nhưng việc hiểu rõ về các nhãn mác, công dụng và những phát ngôn về thực phẩm hữu cơ vẫn có thể khiến người tiêu dùng bối rối.
Giò lụa và giò xào hữu cơ (Ảnh: Hifood)
“Hữu cơ” nghĩa là gì?
Thuật ngữ “hữu cơ” dùng để chỉ các phương pháp đặc biệt, được áp dụng và duy trì theo trình tự nghiêm ngặt trong suốt quá trình trồng, hay nuôi dưỡng các sản phẩm nông nghiệp:
- Hoa màu hữu cơ luôn trồng trên đất sạch, không có sự biến đổi về tính chất đất, và cần phải trồng tách biệt với các loại hoa màu thông thường khác. Người nông dân không được phép sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp, không được phép biến đổi gen sinh học (GMO) của cây, và không được sử dụng phân bón làm từ dầu mỏ hay nước bẩn.
Vẹm xanh hữu cơ New Zealand (Ảnh: Hifood)
- Vật nuôi hữu cơ cần phải được tiếp cận với không gian bên ngoài chuồng trại và được cho ăn các sản phẩm hữu cơ. Chúng không phải tiêm thuốc kháng sinh, hormon tăng trưởng, hay phải ăn bất kỳ sản phẩm nào có nguồn gốc từ động vật.
- Thịt và các sản phẩm bơ, trứng, sữa hữu cơ là các sản phẩm tạo ra từ loại động vật chăn nuôi bằng thực phẩm hữu cơ. Động vật nuôi không phải tiêm thuốc kháng sinh, hormon, hay các loại thuốc khác khi không có bệnh; tuy nhiên chúng vẫn được tiêm vacxin phòng bệnh.
Thịt và mỡ lợn hữu cơ. (Ảnh: Hifood).
Ưu điểm của thực phẩm hữu cơ
- Những loại thuốc trừ sâu nhân tạo bị tuyệt đối cấm sử dụng trong các nông trại của thực phẩm hữu cơ, thay vào đó là thuốc trừ sâu thiên nhiên.
- Việc tiêu thụ thực phẩm hữu cơ sẽ giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch cơ thể, giúp ngủ ngon giấc và kéo dài tuổi thọ.
- Trong thực phẩm hữu cơ có chứa hợp chất phenolic, đề phòng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và giảm nguy cơ mắc ung thư.
- Thực phẩm hữu cơ thường tươi và có hương vị đậm đà hơn, hàm lượng axit béo Omega-3 cao hơn 50% so với các sản phẩm thông thường khác, dồi dào vitamin, chất khoáng và chất chống oxi hóa, giúp xây dựng cơ bắp và đốt cháy lượng mỡ dư thừa trong cơ thể.
- Canh tác bằng phương pháp hữu cơ thân thiện hơn với môi trường.
Trứng gà hữu cơ. (Ảnh: Hifood)
Cách đọc tem thực phẩm hữu cơ
- "100% organic" ("100% hữu cơ"): Thực phẩm không có thành phần nhân tạo và có một thành phần duy nhất như trứng và trái cây.
- "Organic" ("hữu cơ"): Thực phẩm chứa tối đa 5% thành phần không hữu cơ.
- "Made with organic ingredients" ("Được làm từ nguyên liệu hữu cơ"): Thực phẩm phải có ít nhất 70% là nguyên liệu hữu cơ. Loại thực phẩm này không được dán nhãn hữu cơ.
Nhãn mác của thịt lợn hữu cơ tại Hifood. (Ảnh: Hifood)
Nguồn: Help guide, DNSG
Diệu Linh – Linh Đặng
Bình luận của bạn