Đời sống con người càng nâng cao, nhu cầu về thực phẩm sạch cũng ngày một tăng dần. Ngày nay, tiêu chí lựa chọn thực phẩm của người tiêu dùng không chỉ ngon mà còn phải sạch, đặc biệt là các thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày như gạo thì việc lựa chọn sản phẩm gạo lại càng quan trọng hơn.
Ảnh: Tổng hợp
Rươi là loại động vật cực kỳ nhạy cảm với hoá chất. Chỉ một tác động nhỏ về hoá học có thể khiến thửa ruộng ko có rươi hoặc sản lượng giảm đáng kể.
Vì vậy để giữ được rươi việc trồng lúa ở đây bắt buộc phải thực hiện theo phương pháp hữu cơ.
- Không được sử dụng bất ký loại hoá chất bảo vệ thực vật, phân bón hoá học nào trong quá trình canh tác.
- Không thuốc chống mọt, chống mốc.
- Không đánh bóng.
- Không tạo mùi hương
Ảnh: Tổng Hợp
Gạo lứt, còn gọi là gạo rằn, gạo lật là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Trong quá trình xát thóc thì không cho thêm bất kì chất phụ gia, chống mối mọt nào.
Gạo được xát từng đợt một, đảm bảo khi gạo mua về có thể ngâm ủ lên mầm ngay.Gạo đã xát quá lâu hoặc có phun hóa chất sẽ không lên mầm dù có ngâm ủ đúng độ.
Ảnh: Tổng hợp
So với các loại gạo lứt khác, gạo lứt ruộng rươi có thành phần của gạo lứt gồm chất tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6; các axit như pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic; các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magiê, selen, glutathion (GSH), kali và natri.
Thêm vào đó gạo lứt ruộng rươi cũng mềm hơn so với các loại gạo lứt khác nên dễ ăn, dễ chế biến hơn.
Ảnh: Tổng hợp
Có rất nhiều món ăn khác có thể sử dụng gạo lứt như nguyên liệu chính:
- Cơm cốm gạo lứt với nguyên liệu là gạo lứt, đậu đỏ, đậu xanh, cốm, nấu như cách đồ xôi và ăn kèm với vừng rang, hành khô phi thơm;
- Cháo gạo lứt với gạo lứt, đậu đỏ, mơ muối, rong biển;
- Cơm gạo lứt cuốn rong biển tương tự một món sushi cuộn makizushi, kết hợp với nước mơ muối và lá tía tô.
Ảnh: Tổng hợp
Theo Đông y, gạo lứt rất bổ và có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền. Gạo lức có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột.
Đông y dùng cháo gạo lứt để phòng ngừa và trừ bệnh thổ tả, kiết lỵ, cầm mồ hôi, làm giảm nguy cơ ung thư và ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch. Nó còn giúp chống lại bệnh xơ vữa động mạnh, ung thư vú, thậm chí giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh tiểu đường.
Một số lưu ý về việc lưu trữ và nấu gạo lứt
+ Gạo lứt có hàm lượng dầu cao hơn gạo trắng, vì thế dễ bị hư hơn gạo trắng, bạn hãy nhớ kiểm tra hạn sử dụng khi mua gạo lứt.
+ Cất gạo lứt trong một cái hũ kín hơi, cách xa nguồn nhiệt và ánh sáng mặt trời.
+ Không bao giờ lưu trữ gạo lứt hơn 6 th.á.n.g.
+ Vo gạo lứt trước khi nấu ít nhất là 3 lần.
Nguồn: webtretho.com
Tổng hợp
Bình luận của bạn