Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn ngày càng tăng cao và đang chiếm phần lớn trong chế độ ăn của chúng ta, điều này xuất phát từ phương diện dinh dưỡng mà loại thịt này đem lại. Tuy nhiên, cũng nên chú ý cách sử dụng thịt lợn để đảm bảo sức khỏe và phù hợp với đặc điểm cơ thể mỗi người.
Thịt lợn rất giàu dinh dưỡng và vitamin
Thịt lợn chứa nhiều protein hơn hầu hết các loại thịt, với 20,9% hàm lượng dinh dưỡng trong thịt là protein. Ngoài ra thịt lợn còn chứa rất nhiều vitamin B, chiếm 0,95%.
(Ảnh: Country Valley Foods)
Đối với những người muốn chú trọng thành phần dinh dưỡng thì ăn thịt lợn sẽ tốt hơn thịt bò. Một chuyên gia đã từng nói, thịt lợn chứa ít chất béo bão hòa hơn (chất béo bão hòa là nguyên nhân gây các vấn đề về tim mạch) so với thịt bò. Chúng còn chứa lượng lớn axit béo Omega-6, một loại chất béo không bão hòa giúp loại bỏ các cholesterol xấu gây tắc nghẽn động mạch.
Thịt chân giò đặc biệt có lợi cho những phụ nữ vừa sinh con, bởi trong thịt chân giò chứa rất nhiều vitamin B và protein giúp sản sinh sữa non. Sách chữa bệnh của người châu Á cổ có nói rằng mỡ lợn còn giúp làm mềm da và trị các bệnh về da.
(Ảnh: Sưu tâm/Hifood)
Sử dụng thịt lợn hợp lý
Theo Đông Y, thịt lợn là thực phẩm lạnh. Vì vậy sẽ có ích cho những người bị nóng trong, nhưng có thể không tốt cho những người bị lạnh tay, lạnh chân, hoặc với những người có hệ tiêu hóa kém. Những người có hệ tiêu hóa kém thì nên nấu thịt lợn với canh hoặc súp.
Những người bị dị ứng da nên tránh ăn thịt lợn vì tình trạng của da có thể bị xấu thêm, đặc biệt là nếu bạn uống rượu khi đang ăn thịt lợn. Trong thịt lợn có chứa histamine nhiều hơn các loại thịt khác, histamine gây dị ứng và rượu khiến cho chất này khó tan rã hơn.
Rán hoặc luộc thịt lợn sẽ giúp loại bỏ vi trùng và ký sinh trùng trong thịt. Trước khi rán hãy làm nóng chảo và chỉ lật thịt khi mặt dưới đã được rán chín. Nếu bạn lật miếng thịt nhiều lần, miếng thịt sẽ mất đi vị ngon, và chỉ làm cho bề mặt thịt cháy chứ không có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng.
(Ảnh: Youtube)
Những người có vấn đề về động mạch chỉ nên ăn thịt nạc ở sườn bụng và thắt lưng, vì những phần này chứa ít chất béo, và chỉ nên luộc thay vì rán để tách chất béo khỏi thịt. Nấm hương rất hợp với thịt lợn, vì chất xơ dồi dào của nấm ngăn ngừa việc hấp thụ cholesterol vào cơ thể.
Thịt lợn không nên ăn kèm với các đồ có tính nóng như nhân sâm, mật ong, sữa ong chúa, rượu gạo hay lươn. Những loại đồ ăn này sẽ gây xung đột với tính lạnh trong thịt lợn. Ngược lại, các món tôm ướp muối, đậu luộc và kiều mạch sẽ giúp chúng ta tiêu hóa thịt lợn tốt hơn và bảo vệ động mạch.
Nguồn: The Dong – A ILBO
Diệu Linh
Bình luận của bạn